Agrimarket.vn đồng hành cùng sản phẩm OCOP hướng tới chuyển đổi số trong đại dịch

Posted on TIN BÀI 1119 lượt xem

Năm 2021 sắp qua đi, một năm đầy khó khăn và biến động do đại dịch Covid 2019, ảnh hưởng hầu như tất cả các lĩnh vực cuộc sống tại Việt Nam. Để khởi động năm 2022 sắp tới, chúng ta cần chuẩn bị đối mặt với tâm thế sống chung với dịch bệnh, do làn sóng dịch Covid khó lường và chúng ta chưa thể tự tin về trạng thái hết dịch hoàn toàn. Đặc biệt, việc cân nhắc những hướng phát triển đối với tiêu thụ nông sản và tìm chỗ đứng của sản phẩm trong thị trường hiện nay là điều cấp thiết. Bởi lương thực thực phẩm là nhu cầu thiết yếu cho mọi người. Tuy nhiên, người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn không những trong việc hậu cần nhằm mang sản phẩm tới người tiêu người dùng mà còn chật vật tìm chỗ đứng cho nông sản chất lượng.

Cùng nhìn lại những khó khăn trong suốt những năm qua, đặc biệt là năm 2021, để có những giải pháp hiệu quả cho tương lai với nhiều khó khăn và thử thách. Đồng thời, tìm ra những cơ hội, những bước đột phá để kiến tạo một viễn cảnh bền vững của nông nghiệp Việt Nam.

Nông nghiệp Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải tiến không ngừng. Khởi đầu từ việc sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa được chứng nhận và kiểm định, tiêu thụ phần lớn tại các chợ truyền thống. Không ai khác, người dân là người trải qua những thời điểm được mùa, rớt giá. Cặm cụi, chăm chỉ, tận tụy tạo ra sản phẩm, không ngừng cải tiến nhưng tới khi tiêu thụ lại rơi vào cảnh nông sản rớt giá, không tìm được đầu ra. Có rất nhiều nguyên do, nhưng ở đây chúng ta hãy cùng xem 2 nguyên nhân chính yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp.

Nông dân tại Việt Nam đa số đều chưa tham gia chứng nhận cho chất lượng nông sản của chính mình. Sản phẩm nông sản muốn phát triển hiệu quả và lâu dài cần đến sự kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận nông sản được chấp nhận trong thị trường tiêu thụ muốn hướng đến. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới về “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” năm 2016 chỉ ra “mô hình chứng nhận sản xuất bền vững sẽ giúp các nông dân nhỏ lẻ tiếp cận được những thị trường thuận lợi hơn để đạt mức lợi nhuận cao hơn (Blackmore và cộng sự 2012, trong UNEP 2012)”. Với xu hướng thay đổi thói quen của người tiêu dùng chú trọng tới sức khỏe và sự mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới qua nhiều hiệp định được ký kết, nông sản Việt Nam cần cân nhắc lợi ích của việc tham gia chứng nhận. Cụ thể, nông nghiệp chú trọng vào yêu cầu thị trường đầu ra để xem xét nhu cầu tiêu thụ và kiểm định tiêu chuẩn sản phẩm thông qua việc tham gia các chứng nhận trong nước và quốc tế.

Hậu cần – Bài toán tiêu thụ nông sản thử thách, nhất là trong đại dịch.

Chứng nhận giúp sản phẩm có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nhằm nâng cao thương hiệu, đầu ra ổn định và tăng giá trị nông sản. Bên cạnh đó, bài toán về tiêu thụ cũng là vấn đề cần giải quyết. Nông sản chất lượng, nhưng nếu người tiêu dùng không thể tiếp cận, cũng dẫn đến khó khăn cho người nông dân, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh, khi người dân có xu hướng mua sắm online trên các nền tảng thương mại điện tử, kể cả các sản phẩm nông sản tươi sống.

Năm 2021, chứng kiến sự thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của người dân từ thị trường truyền thống qua các nền tảng thương mại điện tử và các phương thức thanh toán số. Kể cả người tiêu dùng lẫn người nông dân đều cảm nhận được một làn sóng chuyển đổi, và có dấu hiệu ngày càng phát triển bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và đáp ứng được các điều kiện an toàn, chất lượng, tin cậy.

Sự hợp tác giữa các bên trong hệ sinh thái nông nghiệp

Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hướng phát triển bền vững của nông nghiệp và hòa nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam rất cần sự tham gia của các bên bao gồm đóng góp về mặt chính sách từ Nhà nước, các sở ban ngành, các cơ quan địa phương,…; nguồn lực, các sản phẩm chất lượng từ nông dân; các chứng nhận, tổ chức cấp cũng như sự tham gia của người dân; các doanh nghiệp kết nối sản phẩm với người tiêu dùng như các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, các sàn thương mại điện tử; các đơn vị hậu cần (logistic); cũng như người tiêu dùng với xu hướng tiêu dùng thông minh, quan tâm đến sức khỏe của chính mình và sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm hữu cơ chất lượng với mức giá tương xứng.

Dựa trên Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và các Quyết định 1048 và QĐ 781 về việc Ban hành và Bổ sung Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Công ty Nhân sâm Việt Nam nhận thấy sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước đối với việc phát triển sản phẩm chứng nhận quốc gia OCOP là cơ hội để hiện thực hóa cơ hội gắn kết các bên với mục tiêu chung: xây dựng nông nghiệp bền vững.

Vì vậy, Công ty Nhân sâm Việt Nam đã hình thành và phát triển ý tưởng thành hiện thực bằng việc khởi động các hoạt động hỗ trợ thương mại của sàn thương mại điện tử – Agrimarket. Với nền tảng là các chính sách phát triển bền vững trong nông nghiệp, doanh nghiệp tận dụng thế mạnh thương mại điện tử kết nối người tiêu dùng và nông dân, người nông dân cung cấp sản phẩm chất lượng uy tín và nhận lại giá trị xứng đáng, người tiêu dùng bằng lòng chi trả cho sản phẩm nông sản an toàn, tin cậy được cung cấp một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất. Đó là mô hình bền vững cần có sự đóng góp của các bên trong hệ sinh thái nông nghiệp, mà thiếu bất kỳ bên nào cũng trở nên rời rạc và không thể đạt hiệu quả cao nhất.

Agrimarket.vn được xây dựng nhằm đem lại cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế một tiện ích mua hàng trực tuyến tin cậy, tiết kiệm qua đó mọi người có thể tìm kiếm thông tin trực tuyến về các sản phẩm chất lượng từ Nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, nông dân Việt Nam có thể an tâm về đầu ra sản phẩm chất lượng, để ngày càng tận tâm tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng an toàn chuẩn OCOP.

Hiện nay, để có thể hỗ trợ nông dân trong quá trình từ bước đăng ký tới khi sản phẩm được đăng tải trên cổng thông tin, sàn giao dịch sản phẩm nông sản Việt Nam Agrimarket.vn triển khai tiếp nhận đăng ký từ các đơn vị sản xuất, người nông dân nhằm đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP lên sàn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và thuận tiện. Website của sàn thương mại điện tử, bạn có thể truy cập tại link sau: https://agrimarket.vn

Mọi thắc mắc và liên hệ hỗ trợ quá trình tiếp nhận đăng ký sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Liên hệ qua văn phòng (trực tiếp hoặc đường bưu điện)

Công Ty CP Nhân Sâm Việt Nam

Địa chỉ: Số 9 đường A6, KDC Hưng Phú, P. Hưng Phú, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: (+84) 981 67 918 – (0292) 369 33 66

Liên hệ qua email

Email: nhansamvietnam@vinginseng.vn

       

CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN SÂM VIỆT NAM

Sứ mệnh: Gắn kết các nhà nông, nhà khoa học, tổ chức chính trị, doanh nghiệp sản xuất, nhà kinh doanh, đưa thảo dược quý (Sâm Việt Nam) lên một giá trị kinh tế cao hơn trên trường quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *